+ Văn Phong và cách viết
+ Tự do và kiểm duyệt
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/blogs/2014/08/140818_ve_bai_tren_tri_thuc_tre.shtml
Cuối tuần qua, câu chuyện về
trang Trí Thức Trẻ bị đình bản vì bài “Gái miền tây và 3 chữ N”
vẫn tiếp tục được tranh luận trên nhiều trang mạng tiếng Việt.
Theo gợi ý của một số bạn bè
trên Facebook, tôi viết bài này để chia sẻ cách nhìn từ Anh Quốc, về
chuyện tự do báo chí và cũng về cách ‘xử lý’ của nhà chức trách
khi có chuyện tương tự.
Đầu tiên là về chính ngôn từ
trong bài viết khiến Trí Thức Trẻ bị đình bản và phạt tiền.
Theo tôi, đấy chưa đủ tiêu chuẩn
là một bài báo, cùng lắm là dạng ý kiến riêng, may lắm thì được
đăng ở một trang blog cá nhân hoặc chia sẻ với bạn bè.
Có lẽ cũng vì ở Việt Nam còn
thiếu một định nghĩa, một tiêu chuẩn thế nào là ‘bài báo’, nên Trí
Thức Trẻ đã đăng nó và gặp ‘vận hạn’ như các bạn đã biết.
Nếu là bài báo dạng tin tức
(news story), người viết phải nêu ra một thông tin gì đó mới mẻ, về
một sự kiện, nhân vật nhất định.
Nếu là bài phân tích (analysis),
bình luận (commentary) thì cũng phải có căn cứ khoa học hoặc qua
phỏng vấn, trích dẫn chuyên gia, nhà quan sát.
Cứ cho là về mặt thể loại,
bài "Gái miền Tây" tạm có đủ tiêu chuẩn là ý kiến (opinion
piece) thì nó cũng hoàn toàn thiên lệch vì dựa trên ‘câu chuyện’ về
một hai cô gái không tên nào đó.
Về mặt đối tượng thì gộp cả
triệu cô gái ở trên 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ của Việt Nam vào một hai
ví dụ để khen chê linh tinh không phải là ‘làm báo’ mà là kỳ thị
vùng miền.
Văn
phong và cách viết
Nhưng điều đáng lo ngại là ở
Việt Nam cho đến mấy ngày hôm qua, số người phê phán bài viết về
cách khinh thường trí tuệ các cô gái miền Tây thì nhiều (chữ N thứ
ba), mà ít người thấy cả hai chữ N kia cũng đầy vấn đề.
Vì xét theo quan điểm văn minh,
hiện đại, chuyện một thanh niên nam dùng các từ như ‘ngon’ để gọi phụ
nữ là sai trái.
Đấy là ngôn ngữ của vỉa hè,
mang tính phân biệt nam nữ và ‘sexist’, tức là coi phụ nữ là đối
tượng của bình phẩm mang màu sắc tình dục rõ rệt.
"Câu
chuyện khiến người ta lo ngại về thái độ chung về nữ giới của rất
nhiều thành viên trong xã hội."
Ở một công ty phương Tây chẳng
hạn, nếu gọi đồng nghiệp nữ theo kiểu đó chắc nam giới sẽ bị kiện
vì tội ‘sexual harassment’ bằng lời lẽ.
Hơn nữa, gọi trẻ em 'ngoan' thì
tạm được nhưng gọi phụ nữ là ‘ngoan’ cũng có hàm ý người nói kẻ
cả, bề trên, đặc đầu óc phong kiến, không coi nữ bình đẳng với nam.
Vì thế, nhiều bạn, kể cả các
bạn nữ, đã hoàn toàn sai lầm khi cho rằng bài viết ‘khen’ các cô gái
miền Tây Nam Bộ là ‘ngoan và ngon’.
Theo tôi, cả ba chữ N đều có
tính miệt thị và còn vô ý thức ở hai chữ đầu và thiếu văn hóa ở
chữ thứ ba.
Cả câu chuyện khiến người ta lo
ngại về thái độ chung về nữ giới của rất nhiều thành viên trong xã
hội.
Tư duy 'macho' đó này là quá
lỗi thời và các bạn cần biết rất nhiều quốc gia trên thế giới đã
và đang có nữ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng (như bà
Ursula von der Leyen của Đức), và không có nghề nghiệp, vị trí gì là
thuộc độc quyền của phái nam.
Tự
do và kiểm duyệt
Nhưng việc đình bản và phạt
báo vừa qua có liên quan gì đến tự do báo chí hay không?
Theo tôi, về mặt kỹ thuật, việc
phạt báo hay cấm đăng bài, xóa bài, căn cứ vào các quy định của
pháp luật Việt Nam hiện nay là bình thường.
Nhưng nhìn rộng ra thì cả cơ
chế quản lý báo chí đó lại có vấn đề.
Cấm bài, cắt bài, phạt báo
trên lý thuyết thuộc về phạm vi kiểm duyệt.
Các bạn đừng nên nghĩ kiểm
duyệt là xấu.
Nước nào cũng kiểm duyệt ít
nhiều văn hóa, truyền thông.
Vấn đề chỉ là kiểm cái gì và
duyệt cái gì, cơ chế ra sao mà thôi.
Ở rạp chiếu phim bên Anh, sau
quảng cáo, trước khi vào phim người ta luôn chiếu giấy chứng nhận - certificate
của Hội đồng Điện ảnh Anh Quốc (BBFC) với dấu mang chữ PG trong khung
hình tam giác màu vàng.
Chữ ký của quan chức xét duyệt
phim đó cũng hiện luôn trên màn hình.
Anh Quốc chủ trương tự do thông
tin nhưng cũng ngăn ngừa vi phạm
Người ta kiểm duyệt phim ảnh căn
cứ vào mức độ tình dục, bạo lực trong phim và xem phim phù hợp với
lứa tuổi nào.
Kể cả phim của Mỹ đã được xét
duyệt bên đó, muốn chiếu tại Anh cũng phải qua cửa của Bấm
BBFC.
Với báo chí, nhất là báo
mạng, Anh Quốc chủ trương tự do thông tin và thúc đẩy sáng tạo công
nghệ mạng (online innovation) nhưng chính phủ vẫn ngăn các dạng phát
hành vi phạm bốn dạng nội dung.
Đó là nội dung vi phạm bản
quyền (copyright infringement); tình dục người lớn (adult content – nhằm
bảo vệ trẻ em); khủng bố (terrorism – ngăn các nhóm khủng bố dùng
mạng Internet để tuyên truyền); và kích động hận thù (hate crime).
Khi các trang web hay bài viết,
nội dung này xuất hiện, chính quyền có thể yêu cầu nhà cung cấp
dịch vụ (ISP) khoá trang lại hoặc khóa bài viết, nội dung âm thanh,
hình ảnh, video đó.
Nhưng trong các lĩnh vực khác,
nhà nước không tự can thiệp mà để cho xã hội cùng hệ thống tư pháp
độc lập giải quyết.
Ví dụ là một cá nhân, bạn
hoàn toàn có thể khiếu nại lên báo chí hoặc yêu cầu toà án ra án
lệnh ngăn báo chí đưa tin, đăng ảnh mà bạn cảm thấy đang hoặc sẽ vi
phạm đời tư, quyền riêng tư hoặc thấy bị xúc phạm.
Rất nhiều siêu sao của giới ca
nhạc, giải trí, thể thao đã chọn cách này để ngăn báo chí.
Ngoài ra, không gian tự do để châm
chọc, trêu đùa, thậm chí cười nhạo luôn rộng mở.
Các sách in tiếu lâm bán đầy
ngoài hiệu sách, về đủ mọi loại người, loại nghề.
Bạn còn có thể mua cả bộ sách
Bấm 'Xenophobes' Guides' trêu chọc, nêu tính
xấu một cách đầy định kiến nhưng dí dỏm về các quốc gia và dân tộc
châu Âu, châu Mỹ, cả Trung Quốc, Nhật Bản (chưa thấy Việt Nam).
"Tất cả vẫn lại quay về
điểm khởi đầu là bộ ngành có báo làm sai thì bộ ngành tự xử
lý...chính mình."
Trở lại bài viết tai tiếng trên
Trí Thức Trẻ.
Vì ở Việt Nam không có báo chí
tư nhân, tự nhiên đây lại là chuyện ‘quốc gia đại sự’.
Vì mọi tờ báo, ấn bản thông
tin, đài phát thanh, truyền trình ở Việt Nam ở dưới có một cơ quan
chủ quản nào đó thuộc chính quyền, nên quả bóng trách nhiệm cho mọi
nội dung luôn rơi trở lại sân chính quyền.
Trong khi nó chỉ nên là chuyện
của những người cảm thấy bị xúc phạm gửi thư khiếu nại hoặc kiện
tờ báo hay cá nhân tác giả mà cho đến nay vẫn ẩn danh.
Hai bên có thể gặp nhau tại toà
án nếu như toà ở Việt Nam được giao vai trò xét xử báo chí.
Đằng này tất cả vẫn lại quay
về điểm khởi đầu là bộ ngành có báo làm sai thì bộ ngành tự xử
lý...chính mình hoặc cùng lắm là bộ này xử lý bộ kia nhưng vẫn
cùng nằm trong chính phủ.
Cũng vì thế, tranh luận về ‘tự
do báo chí’ trong vụ việc này xem ra chưa phù hợp chừng nào cơ chế
tam quyền phân lập và chế độ kiểm duyệt minh bạch với thông tin, báo
chí được định hình ở Việt Nam.
Labels: bạn suy nghĩ gì, cô gái miền tây và 3 chữ N, lời bình hay, miền tây